7- Thánh Linh Kiên Cường

"Con Người Nội Tại"

 

"Cuộc Đại Hỷ của năm 2000, như thế, chứa đựng một sứ điệp giải phóng bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất có thể giúp cho các cá nhân cũng như các cộng đồng giải thoát mình khỏi những khuynh hướng thuộc động cũ mới, bằng việc hướng dẫn họ theo 'lề luật của Thần Linh là lề luật ban sự sống trong Chúa Giêsu Kitô' (Rm.8:2), nhờ đó, họ mới khám phá ra và đạt thành được tầm vóc viên trọn của một niềm tự do chân thật nơi con người"           

            58- "Mầu nhiệm phục sinh và Hiện Xuống được công bố và sống bởi Giáo Hội là thành phần đã thừa hưởng cũng như tiếp nối chứng tá của các Tông Đồ về Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội là chứng tá liên lỉ cho cuộc chiến thắng sự chết này, một cuộc chiến thắng thể hiện quyền phép của Chúa Thánh Thần và xác nhận việc hiện đến mới của Ngài, một hiện diện mới của Ngài nơi người ta và nơi thế giói này. Vì trong Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng An Ủi Thánh Linh (the Holy Spirit-Paraclete) đặc biệt tỏ mình ra như Ngài là Đấng ban sự sống: 'Ngài (Thiên Chúa) là Đấng đã làm cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết cũng sẽ ban sự sống cho thân xác tử vong của anh em nhờ Thần Linh của Ngài là Đấng ngự trong anh em' (Rm.8:11). Nhân danh cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, Giáo Hội công bố sự sống, một sự sống tỏ hiện vượt trên những giới hạn sự chết, một sự sống mạnh hơn cả sự chết. Đồng thời, Giáo Hội cũng công bố Ngài là Đấng ban sự sống này: đó là Thần Linh, một Đấng ban sự sống; Giáo Hội công bố Ngài và cộng tác với Ngài trong việc ban sự sống. Vì 'mặc dầu thân xác của anh em đã chết bởi tội lỗi, tinh thần của anh em đang sống bởi đức công chính' (Rm.8:10), một dức công chính lập được nhờ Đức Kitô Tử Giá và Phục Sinh. Và nhân danh cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, Giáo Hội, liên kết chặt chẽ với và khiêm tốn phục vụ cho Thần Linh, phụng sự sự sống từ chính Thiên Chúa mà đến.

            "Nhờ việc phụng sự này, con người thực sự trở nên, bằng một đường lối mới mẻ hơn bao giờ hết, 'đường lối của Giáo Hội' (way of the Church), như Tôi đã nói đến trong Thông Điệp về Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc (đoạn 14)., và như Tôi giờ đây lập lại trong thông điệp này về Chúa Thánh Thần. Hiệp nhất với Thần Linh, Giáo Hội nhận thức một cách siêu biệt thực tại về con người nội tại (the inner man), về cái sâu thẳm nhất và chính yếu nhất nơi con người, vì nó linh thiêng (spiritual) và bất hoại (incorruptible). Ở tầm mức này (con người nội tại này), Thần Linh ghép cho nó cái 'gốc rễ bất tử' (root of immortality) (x.Wis.15:3) làm vươn lên một sự sống mới. Đó là sự sống của con người trong Thiên Chúa, một sự sống mà, là hoa trái của việc Thiên Chúa thông mình ra trong Thánh Linh, cũng chỉ có thể phát triển và nở hoa bởi tác động của Chúa Thánh Linh mà thôi. Vì thế, Thánh Phaolô đã thưa cùng Thiên Chúa thay các tín hữu, ngài viết cho họ rằng: 'Tôi qùi gối trước Chúa Cha... để Ngài có thể ban cho anh em... được kiên cường sức mạnh nơi con người nội tại, nhờ Thần Linh của Ngài' (x.Eph.3:14,16).

            "Dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, con người nội tại này, con người 'linh thiêng' (spiritual) này trưởng thành (matures) và lớn mạnh (grows strong). Nhờ việc thông ban thần linh, tâm linh con người là cái 'biết được những sâu kín của con người'gặp gỡ vị 'Thần Linh là Đấng thấu suốt mọi sự, kể cả những sâu nhiệm của Thiên Chúa' (x.1Cor.2:10). Trong vị Thần Linh này, Đấng là một tặng ân đời đời, Thiên Chúa Ba Ngôi vươn mình ra cho con người, cho tâm linh con người. Hơi thở kín đáo của vị Thần Linh thiêng liêng làm cho tâm linh con người, về phần nó, cởi mở ra trước hành động vươn mình thánh hóa và cứu độ của Thiên Chúa. Nhờ tặng ân của ơn sủng được Chúa Thánh Linh ban cho, con người tiến vào một 'sự sống mới', được đưa vào một thực tại siêu nhiên của chính sự sống thần linh, và trở nên một 'nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần', một đền thờ sống của Thiên Chúa (x.Rm.8:9, 1Cor.6:19). Vì nhờ Chúa Thánh Thần, Chúa Cha và Chúa Con đến với họ và lập cự ở với họ (x.Jn.14:23). Trong việc thông hiệp ân sủng với Ba Ngôi, 'khu vực sống động' (living area) của con người được mở rộng và thăng hóa đến một tầm mức siêu nhiên của sự sống thần linh. Con người sống trong Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa: họ sống 'theo Thần Linh', và 'hướng tâm trí mình về những sự của Thần Linh'. 

            59- "Mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa trong Thánh Linh cũng làm cho họ biết mình, biết nhân tính riêng của mình bằng một cách thức mới. Vidc con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa ngay từ ban đầu nhờ đó được hoàn toàn nhận thức (x.Gen.1:26f). Sự thật thâm sâu về con người này phải được tiếp tục nhận thức trong ánh sáng của Chúa Kitô, Đấng là khuôn mẫu của mối liên hệ với Thiên Chúa. Cũng cần phải tái nhận thức trong ánh sáng của Chúa Kitô cái lý do về việc 'hoàn toàn nhận thức được mình qua việc thành thực ban tặng chính mình' cho kẻ khác, như Công Đồng Vaticanô II đã viết: chính vì lý do tương tự thần linh này chứng tỏ là trên trái đất này con người... là một tạo vật duy nhất Thiên Chúa muốn dựng nên cho chính họ' trong phẩm vị như là một con người của họ, song là một con người vươn đến việc hội nhập và hiệp thông xã hội (Gaudium et Spes, đoạn 24). Kiến thức có sức gây tác dụng và việc hoàn toàn làm cho chân lý về hữu thể của họ được thực hiện chỉ xẩy ra bởi quyền phép Chúa Thánh Linh mà thôi. Con người học được chân lý này từ Chúa Giêsu Kitô và mang nó ra thực hành trong đời sống riêng của mình nhờ quyền phép của Thần Linh, Đấng mà chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.

            "Theo con đường này - con đường của một nội tại trưởng thành như thế, một nội tại trưởng thành bao gồm việc hoàn toàn khám phá ra ý nghĩa của nhân tính - Thiên Chúa đến gần với con người và hòa nhập với cả thế giới nhân loại càng ngày càng hoàn toàn hơn. Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng 'hiện hữu' nơi chính mình như là một thực tại siêu việt (a transcendent reality) của tặng ân liên ngôi vị (interpersonal gift), khi ban mình cho con người trong Thánh Linh như là một tặng ân, thì biến đổi thế giới con người từ bên trong (from within), từ bên trong cõi lòng và trí khôn của họ. Theo con đường này, thế giới được tạo nên để chia sẻ với tặng ân thần linh trở nên - như Công Đồng dậy - 'càng nhân bản hơn bao giờ hết, càng nhân bản sâu xa hơn bao giờ hết' (Gaudium et Spes, đoạn 28,40), đang khi đó, từ bên trong thế giới, qua cõi lòng và trí khôn nhân loại, một Vương Quốc phát triển mà trong đó Thiên Chúa muốn hoàn toàn là 'tất cả trong mọi sự' (1Cor.15:28): như là một tặng ân và là tình yêu. Tặng ân và tình yêu: đó là một quyền năng đời đời của việc Thiên Chúa Ba Ngôi vươn mình ra tới con người và thế giới trong Chúa Thánh Thần.

            "Trong lúc năm 2000 kể từ khi Chúa Kitô giáng sinh gần đến, thì vấn đề là phải làm sao cho nhiều người hơn bao giờ hết 'được hoàn toàn gặp thấy chính mình... nhờ chân thành ban tặng bản thân', theo lời diễn tả của Công Đồng như đã được trích dẫn. Nhờ tác động của Đâng An Ủi Thần Linh (the Spirit-Paraclete), tiến trình triển nở thực sự nơi nhân tính, ở cả cá nhân cũng như cuộc sống cộng đồng, được thể hiện trong thế giới của chúng ta. Về điều này, chính Chúa Giêsu 'khi Người cầu cùng Cha cho tất cả nên một... như chúng ta là một' (Jn.17:21-22)... đã có ý nói đến một sự tương tự nào đó giữa cuộc hiệp nhất của các ngôi vị thần linh và cuộc hiệp nhất của con cái Thiên Chúa trong chân lý và đức ái' (Gaudium et Spes, đoạn 24). Công Đồng lập lại sự thật về con người này, và qua đó Giáo Hội thấy nó nói lên công việc tông đồ riêng của mình một cách tổng lược và đặc biệt mạnh mẽ. Vì nếu con người là đường lối của Giáo Hội, thì đường lối này xuyên qua tất cả mầu nhiệm của Chúa Kitô, như mẫu thức thần linh của con người. Theo đường lối này, Chúa Thánh Thần, khi kiên cường nơi mỗi một người trong chúng ta 'con người nội tại', làm cho con người hơn bao giờ hết càng 'hoàn toàn tìm thấy chính mình qua việc chân thành ban tặng bản thân'. Những lời trong Hiến Chế Mục Vụ này của Công Đồng có thể tóm tắt tất cả nhân loại học theo Kitô giáo (the whole of Christian anthropology): cả về lý thuyết cũng như thực hành, dựa trên căn bản Phúc Âm, trong đó, con người khám phá thấy chính mình như thuộc về Chúa Kitô, và cũng khám phá ra rằng, trong Chúa Kitô họ được nâng lên bậc làm con của Thiên Chúa, nhờ đó, họ hiểu hơn về phẩm giá riêng của mình như là một con người, chính vì họ là một chủ thể đối với việc Thiên Chúa tới (với ho)ï và việc Ngài hiện diện (nơi họ), là một chủ thể đối với việc tỏ hiện thần linh, một việc chất chứa niềm mong đợi và cả căn gốc của một cuộc tôn vinh thiết định. Như thế, thực sự có thể nói rằng: 'vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động, mà sự sống của con người là thị kiến Thiên Chúa' (Thánh Irênêô): con người, sống sự sống thần linh, là vinh quang của Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần là một Đấng âm thầm phân phát sự sống và vinh quang này. Chúa Thánh Thần - Thánh Basiliô cả nói - 'đơn giản trong yếu tính và phong phú trong các nhân đức của mình... lại vươn mình ra, không chịu bất cứ một giảm thiểu nào, đang hiện diện nơi mỗi một chủ thể xứng nhận Ngài như thể Ngài là Đấng duy nhất và Ngài ban ân sủng đủ cho tất cả mọi người' 

            60- "Dưới ảnh hưởng của Đấng An Ủi, khi người ta nhận thức được chiều kích thần linh này nơi bản thể và đời sống của mình, cả về phương diện cá nhân cũng như cộng đồng, họ mới có thể giải thoát mình khỏi những khuynh hướng thuộc động khác nhau (the various determinisms), một khuynh hướng phát xuất chính thức từ những nguồn gốc duy vật trong tư tưởng, nơi thực hành và qua các kiểu cách tác hành liên hệ. Trong thời đại của chúng ta, những yếu tố này đã tiếp tục thấm nhập vào tận bản thể sâu thẳm của con người, vào cung thánh của lương tâm (sanctuary of the conscience), nơi Thánh Linh liên tục chiếu tỏa ánh sáng và sức mạnh của một sự sống mới trong 'niềm tự do làm con cái Thiên Chúa'. Việc con người lớn lên trong sự sống này bị ngãng trở bởi những điều kiện hóa (conditionings) và những áp lực (pressures) tác đặt trên họ do những cơ cấu (structures) và guồng máy (mechanisms) thống trị trong nhiều phương diện khác nhau của xã hội. Có thể nói rằng, trong nhiều trường hợp, những yếu tố xã hội, thay vì điều dưỡng việc phát triển và mở rộng tâm linh con người - tâm linh mà Thánh Linh luôn canh chừng - cuối cùng những yếu tố xã hội này lại làm cho tâm linh con người hụt hẫng mất chân lý nguyên tuyền về bản thể và đời sống của nó, để bắt nó phải lụy thuộc 'tên hoàng vương của thế gian này'.

            "Cuộc Đại Hỷ của năm 2000, như thế, chứa đựng một sứ điệp giải phóng bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất có thể giúp cho các cá nhân cũng như các cộng đồng giải thoát mình khỏi những khuynh hướng thuộc động cũ mới, bằng việc hướng dẫn họ theo 'lề luật của Thần Linh là lề luật ban sự sống trong Chúa Giêsu Kitô' (Rm.8:2), nhờ đó, họ mới khám phá ra và đạt thành được tầm vóc viên trọn của một niềm tự do chân thật nơi con người. Vì, như Thánh Phaolô viết, 'Đâu có Thần Linh Chúa thì đấy có tự do' (2Cor.3:17). Việc tỏ hiện niềm tự do này, và theo đó, tỏ hiện phẩm vị đích thực của con người, đối với Kitô hữu cũng như đối với Giáo Hội, đã được diễn đạt một cách đặc biệt hùng hồn trong lúc bị bắt bớ - cả ở qúa khứ lẫn hiện tại - vì khi ấy những chứng nhân của Chân Lý thần linh trở nên một bằng cớ sống động cho tác động của Thần Linh chân lý hiện diện trọng lòng trí của tín hữu, và bằng cái chết tử đạo của mình, họ thường ghi dấu vinh quang siêu vời cho phẩm vị con người.

            "Cả ở nơi những hoàn cảnh sống bình thường trong xã hội, như những chứng nhân cho phẩm vị đích thực của con người, bằng việc tuân theo Chúa Thánh Linh, những người Kitô hữu cũng đóng góp bội phần vào việc 'canh tân bộ mặt trái đất', khi họ bắt tay cộng tác với anh chị em mình, để chiếm lấy cũng như hưởng dùng mọi sự tốt lành, cao qúi và thẩm mỹ nơi việc phát triển hiện đại của văn minh, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, cùng với các ngành khác của tư tưởng và hoạt động con người. Họ làm thế như là những môn đệ của Đức Kitô, Đấng - như Công Đồng viết - 'đã được chỉ định làm Chúa nhờ cuộc Phục Sinh của Người... thì nay hiện đang làm việc nơi cõi lòng của con người nhờ quyền phép của Thần Linh Người. Người chẳng những gợi lên ước muốn về thời đại sẽ đến, Người còn làm cho sống động, thanh tẩy và kiên cường những trông mongcao qúi nữa, là những gì mà gia đình nhân loại đang nỗ lực để làm cho đời sống của mình càng nhân ái hơn (more humane) và làm cho trái đất này chiều theo mục tiêu này' (Gaudium et Spes, đoạn 38). Nhờ đó, một cách mạnh me, họ vẫn còn xác nhận sự cao cả của con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa, một sự cao cả được tỏ bầy nhờ mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, Đấng 'vào lúc thời gian viên trọn', bởi quyền phép Thánh Linh, đã đi vào lịch sử và đã tỏ mình ra như một con người thực sự, Người là Đấng được sinh ra trước mọi tạo vật, 'nhờ Người mà tất cả mọi sự có và nhờ Người mà chúng ta hiện hữu' (1Cor.8:6).